Trang chủ / Tin tức

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI MỞ QUÁN TRÀ SỮA BẠN CẦN ĐỐI MẶT


Cứ nghĩ rằng vốn ít lời nhiều, chi phí không quá lớn nên nhiều người đổ xô mở quán trà sữa. Ngay cả khi họ chưa chuẩn bị gì cho kế hoạch kinh doanh của mình. Kết quả đã thấy rõ, ngày càng có nhiều quán trà sữa phải đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Vậy những khó khăn khi mở quán trà sữa là gì? Hy vọng một chút chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro kinh doanh trà sữa không đáng có.

Khó khăn khi mở quán trà sữa

Ảnh nguồn internet

1. Mở quán trà sữa – bất lợi cho những người đến sau

Kể từ khi xuất hiện, trà sữa đã tạo ra cơn sốt lớn trên thị trường đồ uống. Một loạt các thương hiệu lớn nhỏ ra đời để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của thị trường lúc bấy giờ. Không chỉ dừng lại ở đó, các thương hiệu này còn nhượng quyền kinh doanh để mở rộng chuỗi hệ thống của mình. Bên cạnh đó còn hàng ngàn các quán trà sữa kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình,...

Và kết quả là hiện nay, cứ đặt chân ra đường là bạn có thể bắt gặp một quán trà sữa. Dù vẫn là thức uống được ưa thích nhưng khi có quá nhiều sự lựa chọn, khách hàng đa phần sẽ lựa chọn thương hiệu lớn. Vậy là kế hoạch mở quán trà sữa của nhiều người khép lại chỉ sau một thời gian hoạt động ngắn, đặc biệt là những hộ kinh doanh lẻ.

Khó khăn khi mở quán trà sữa

Ảnh nguồn internet

Nhưng nói vậy không phải để bạn gạt bỏ ý tưởng kinh doanh của mình. Điều cần nhấn mạnh là cách thức kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, vị trí kinh doanh và vốn kinh doanh của bạn phải sẵn sàng. Đặc biệt bạn phải chú trọng đến kế hoạch kinh doanh. Nếu hợp lý, bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng, thậm chí nhượng quyền thành công. Nếu không bạn bị knock out khỏi cuộc chơi. Hãy đọc thật nhiều, tham khảo thật kỹ những người thành công và cả những thất bại khi mở quán trà sữa. Bạn sẽ vỡ lẽ nhiều điều và chọn phương hướng kinh doanh phù hợp với mình.

2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh khá khó khăn

Nhiều người nghĩ chỉ có những mô hình kinh doanh lớn mới cần xây dựng kế hoạch. Còn mình kinh doanh nhỏ lẻ thì bỏ qua bước nào tốt bước đấy. Đó là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thất bại khi mở quán trà sữa.

Mô hình nào cũng cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đầu tiên là nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn có thể tham khảo từ người đi trước hoặc tham gia khóa học kinh doanh để có thêm kiến thức kinh doanh hiệu quả.

Khó khăn khi mở quán trà sữa

Ảnh nguồn internet

Nhiều mô hình kinh doanh đã xuất hiện rồi, nếu có thể hay tạo ra sự khác biệt để thu hút và được nhiều người biết đến. Cái khó khăn khi kinh doanh mở quán trà sữa chính là tạo ra sự khác biệt. Nhìn chung, công thức trà sữa đang bị bão hòa, nếu muốn xây dựng thương hiệu và khác biệt, bạn có thể tập trung vào dịch vụ, phong cách trang trí và những lợi thế cạnh tranh khác.

Bạn có thể tham gia các khóa học pha chế trà sữa mở quán để có trang bị thêm kiến thức và một số kinh nghiệm cần thiết cho mình.

3. Tài chính là khó khăn không nói thành lời

Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào chúng ta cũng chú trọng đến tài chính. Nói đơn giản là người chủ kinh doanh quan tâm đến tiền vốn ban đầu. Nếu bạn kinh doanh mở quán trà sữa và không kịp quay vòng vốn, chi tiêu lãng phí vào nhiều thứ không cần thiết. Việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại nhanh chóng.

Kinh doanh trà sữa có thể xuất phát điểm với số vốn 0 đồng. Và cũng có thể tốn đến cả trăm triệu đồng. Bạn cần xác định rõ ràng số vốn, cách thức kinh doanh, quy mô kinh doanh, chi phí cửa hàng để kinh doanh hiệu quả hơn. 

Ảnh nguồn internet

Xem thêm: Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?

4. Vị trí mặt bằng quyết định một phần khách hàng

Mặt bằng quán trà sữa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến việc kinh doanh phát triển hay lụi tàn của quán. Bạn sẽ gặp chút khó khăn trong quán trình thuê mặt bằng.

Chỗ cho thuê rẻ thì vị trí không thuận lợi, dân cư không đông đúc, thậm chí còn không có đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến. Dù là quán có thức uống ngon nhưng vị trí khó tìm hoặc nằm tỏn hẻm cụt thì rất khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng vị trí đặc địa, vùng dân cư đông đúc, đô thị nội thành thì chi phí chắc chắn sẽ không nhỏ. Vấn đề vị trí sẽ khiến người chủ kinh doanh đau đầu không ít.

5. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Trong lĩnh vực F&B, nhân sự chính là cánh tay đắc lực của người kinh doanh. Tìm kiếm nhân viên làm trong ngành này không khó. Nhân viên làm quán trà sữa hầu hết là học sinh, sinh viên, giới trẻ nói chung. Nhưng cái khó nằm ở chất lượng của nguồn nhân lực và việc đào tạo cũng không dễ dàng. Ứng viên nên tuyển phải là người có thái độ làm việc tốt, vui vẻ, nhiệt tình. Sau là khả năng giao tiếp tốt, hoạt bát, linh động trong cộng việc. Cuối cùng là xét đến kinh nghiệm làm việc. Việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực khi mở quán trà sữa là khá khó khăn đối với người bắt đầu.

Ảnh nguồn internet

Xem thêm: Những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa

Khó khăn kinh doanh không chỉ dừng lại ở đó, còn rất rất nhiều vấn đề khác mà bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi mở quán trà sữa cho riêng mình. Với những chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc trong việc xây dựng và định hướng kinh doanh cho riêng mình. Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của Bartender HB nhé!

TRUNG TÂM PHA CHẾ BARTENDER HB

Bartender HB Hà Nội tự hào là đơn vị số 1 về đào tạo pha chế ứng dụng và tư duy thực chiến trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam. Cùng với dịch vụ Set-up chuyên nghiệp được tư vấn và thực hiện bởi chuyên gia uy tín trong kinh doanh nhà hàng, quán café với công thức thành công đã triển khai thành công trên nhiều hệ thống nhà hàng uy tín, doanh  thu cao. 

------------------------

Đội ngũ giảng viên

Giới thiệu

Đăng ký học

@2019 Hoc Pha Che Ha Noi